Đăng bởi Để lại phản hồi

BÁO CÁO CẬP NHẬT KINH TẾ VĨ MÔ THÁNG 5/2019

Chỉ số vĩ mô tháng 5 2019

Chỉ số CPI tháng 5 tăng 0.49% MoM và CPI bình quân 5 tháng đầu năm tăng 2.74% YoY 

Mức tăng bình quân 5 tháng thấp nhất trong vòng 3 năm qua.

Trong tháng 5, lạm phát là nhân tố được chú ý nhất bên cạnh tỷ giá trong bối

cảnh giá xăng dầu tăng liên tục cũng như thời tiết nắng nóng bất thường khiến

nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Hình 1 thể hiện biến động CPI theo các nhóm

ngành chính. Nhóm giao thông và nhóm nhà ở vật liệu xây dựng (lần lượt tăng

6.49% và 4.20% YoY) là 2 nhóm đóng góp chủ yếu cho mức tăng CPI tháng Năm

(0.25% và 0.20% MoM). Nhóm lương thực, thực phẩm tăng nhẹ (+0.05% MoM,

5.54% YoY) do giá các sản phẩm thay thế thịt lợn như thịt bò, gia cầm, hải sản

tăng mạnh dưới ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi. Lạm phát cơ bản trong

tháng 5 tăng 0.13% MoM và 1.9% YoY – tăng tháng thứ 5 liên tiếp và tiến sát

đến mục tiêu của chính phủ (2% YoY) – cho thấy dư địa để NHNN nới lỏng chính

sách tiền tệ không còn nhiều.

Cán cân thương mại trong tháng 5 ước tính nhập siêu 1.4 tỷ USD, khu vực

kinh tế trong nước nhập siêu 3.49 tỷ USD, khu vực FDI (kể cả dầu thô) xuất siêu

2.19 tỷ USD. Theo đánh giá của chúng tôi, cán cân thương mại nghiêng về nhập

siêu trong 2 tháng liên tiếp chưa thực sự đáng lo ngại do yếu tố mùa vụ (thống

kê của chúng tôi cho thấy nhập siêu diễn ra trong tháng 5 trong 5 năm gần

đây).

Trong tháng 5, xuất khẩu duy trì mức tăng trưởng ổn định với kim ngạch ước

tính đạt 21.5 tỷ USD, +7.5% YoY. Đáng chú ý, xuất khẩu điện thoại và linh kiện

trong tháng 5 tăng tới 19.9% YoY, mức tăng cao nhất kể từ tháng 8 năm 2018.

Điều này cho thấy xuất khẩu điện thoại của Việt Nam chưa bị ảnh hưởng nhiều

bởi xu hướng chung của khu vực. Ngoài ra, xuất khẩu giày dép và các sản phẩm

từ gỗ duy trì mức tăng trưởng khả quan (14.3% và 18.3% YoY). Tuy nhiên, xuất

khẩu nông sản giảm mạnh so với cùng kì, đặc biệt là xuất khẩu gạo, giảm tới

22.1% YoY, chủ yếu do sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh.

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu tăng với tốc độ nhanh hơn, với kim ngạch ước

tính đạt 22.8 tỷ USD, +8.3% YoY. Nhập khẩu dầu thô, ô tô và điện thoại linh

kiện tăng trưởng mạnh, đặc biệt là điện thoại linh kiện (tăng 36.2% YoY). Đây

có thể là một tín hiệu nhiều khả năng Samsung tăng cường nhập khẩu thiết bị

nhằm chuẩn bị cho đợt ra mắt dòng sản phẩm điện thoại mới vào tháng 9. Bổ

sung cho ý kiến trên, nhập khẩu điện thoại và linh kiện từ Hàn Quốc trong tháng

5 theo tính toán của chúng tôi tăng tới 101.9% YoY.

Đáng chú ý, theo Cục thống kê Mỹ, nhập khẩu của Mỹ từ Việt Nam đã tăng 38%

YoY trong 4 tháng đầu năm 2019, cho thấy Mỹ đang tìm cách tăng mua hàng

từ Việt Nam, trong bối cảnh hàng Trung Quốc đang phải chịu thuế cao do chiến

tranh thương mại. Nếu đà tăng trưởng này duy trì được xuyên suốt cả năm,

Việt Nam sẽ vươn lên vị trí thứ 7 trong nhóm các quốc gia hàng đầu xuất khẩu

tới Mỹ, từ vị trí thứ 12 vào năm ngoái. Tuy nhiên, rủi ro là hiện hữu khi nhiều

nhà sản xuất đã nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc – chủ yếu là hàng dệt may,

hải sản và nông sản, dán nhãn trái phép Made in Vietnam nhằm tránh thuế từ

Mỹ.

Chỉ số vĩ mô tháng 5 2019

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 5 tăng 4.6% MoM và 10.0% YoY, trong

đó chế biến chế tạo vẫn đóng vai trò chủ chốt và thúc đẩy tăng trưởng chung

(+5.7% MoM; +11.6% YoY). IIP toàn ngành nhìn chung vẫn duy trì ở mức khá,

với IIP chế biến chế tạo duy trì tăng trưởng mức 2 chữ số tháng thứ 12 liên tiếp.

Sản lượng sản xuất điện thoại di động tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018,

+15% YoY, và tăng trưởng sản lượng linh kiện di động cũng bắt đầu dương trở

lại (+14% YoY). Tín hiệu trên cùng với nhập khẩu điện thoại và linh kiện tăng

đột biến trong tháng 5 cho thấy Samsung đang đẩy nhanh tốc độ sản xuất

chuẩn bị cho đợt ra mắt sản phẩm mới c ủa mình trong Quý 3 cũng như chuẩn

bị cho việc cung cấp màn hình OLED cho các công ty đối tác như Apple.

Bên cạnh đó, IIP ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính, sản phẩm quang

học tháng Năm bắt đầu phục hồi sau 2 tháng liên tiếp tăng trưởng âm và dự

kiến sẽ tiếp tục duy trì dương trong những tháng sắp tới. Các ngành có tăng

trưởng khả quan trong năm 2018 tiếp tục duy trì tốc độ ổn định bao gồm sản

xuất kim loại, dệt, sản xuất xe có động cơ.

Chỉ số PMI tháng 5/2019 đạt 52 điểm, giảm nhẹ so với tháng 4 tuy

nhiên vẫn duy trì trên ngưỡng 50 điểm trong vòng 42 tháng liên tiếp. Đáng chú

ý trong đợt khảo sát tháng 5 của IHS Markit, sản lượng và số lượng đơn đặt

hàng mới đều tăng mạnh do nhu cầu của khách hàng tăng cao.

Tăng trưởng ngành nông nghiệp và thủy sản chậm lại, trong bối cảnh thị

trường xuất khẩu hạn chế. Ngành nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng

chậm lại trong tháng 5 khi thời tiết không thuận lợi (nắng nóng kéo dài ảnh

hưởng đến năng suất lúa ở ĐBSCL) và các đơn hàng xuất khẩu, đặc biệt là gạo

và cà phê vẫn chưa được cải thiện (xuất khẩu gạo tháng 5 giảm 22.1% YoY về

trị giá và 6.1% YoY về lượng).

Về ngành thủy sản, tuy sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản vẫn ở mức

tăng trưởng ổn định (+6.5% YoY), xuất khẩu cá tra và tôm hiện đang gặp khó

khăn. Xuất khẩu thủy sản trong tháng 5 ước tính giảm 1.4% YoY, trong đó sản

lượng cá tra xuất khẩu vào các thị trường chính như Mỹ, Trung Quốc giảm, tuy

xuất khẩu sang thị trường EU và ASEAN có gia tăng nhưng chưa thể bù đắp

được sụt giảm từ 2 thị trường chính trên. Trong khi đó, xuất khẩu tôm sẽ đối

mặt với khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt đến từ Ấn độ, Thái Lan, Indonesia.

Đầu tư FDI tiếp tục tăng trưởng ở mức khả quan với tổng vốn đăng ký cấp

mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 16.74

tỷ USD, tăng 69.1% so với cùng kỳ năm 2018. Trong tháng 5, ước tính các dự

án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 1.6 tỷ USD, mức cao nhất kể

từ đầu năm đến nay. Công nghiệp chế biến chế tạo, bất động sản và bán buôn,

bán lẻ tiếp tục là 3 lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất trong 5 tháng đầu năm.

Đáng chú ý, Trung Quốc đứng đầu về FDI cam kết vào các dự án mới với 1.56

tỷ USD so với 281 triệu USD cùng kỳ năm ngoái. Hai dự án lớn nhất đều thuộc

ngành sản xuất săm lốp bao gồm Radial Tyre ACTR (280 triệu USD) và Advance

Tyre Vietnam (214 triệu USD).

Tỳ giá hối đoái tăng đột biến trong tháng 5, với việc tỷ giá bình quân liên ngân

hàng và trên thị trường tự do bật tăng lên với mức tăng lần lượt là 0.58% và

0.47% MoM (Hình 13). Tỷ giá trung tâm tăng nhẹ 0.16% MoM. Tuy nhiên, yếu

tố khác biệt so với các năm trước là khoảng cách tỷ giá liên ngân hàng/ tỷ giá

tự do và mức tỷ giá trần khá an toàn, và tính đến hết 31/5, NHNN chưa có biện

pháp can thiệp trực tiếp nào vào thị trường ngoại hối. Các nguyên nhân chủ

yếu dẫn đến đợt tăng giá trong tháng 5 bao gồm chiến tranh thương mại khiến

đồng CNY giảm mạnh (giảm tới 2.6% MoM), đồng USD tiếp tục xu hướng tăng

giá rõ rệt trong tháng (DXY bình quân tăng 0.6% MoM) và cán cân thương mại

nghiêng về nhập siêu trong tháng 5.

Tăng trưởng M2 và tín dụng tính đến ngày 31/5 lần lượt đạt 4.98% và 5.74%

Ytd, thấp hơn nhiều so với cùng kì năm ngoái. Như vậy, tăng trưởng cung tiền

hiện đã thấp hơn tín dụng, tuy nhiên thanh khoản trong hệ thống ngân hàng

vẫn duy trì trạng thái khá dồi dào. Trong tháng 5, hoạt động mua bán ngoại tệ

của NHNN không phát sinh giao dịch nào.

Lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh trong tháng 5, nhờ thanh khoản

được cải thiện sau khi KBNN chuyển tiền từ NHNN về các NHTM vào cuối tháng

4 và nguồn vốn ngắn hạn đang khá dư thừa dưới tác động của Thông tư

16/2018/TT-NHNN. Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm trung bình tháng

đạt 3.01%, giảm mạnh từ mức 3.63% trong tháng 4. Trong khi đó, lãi suất liên

ngân hàng đối với USD ổn định quanh mức 2.5 – 2.6% cho kỳ hạn qua đêm và

1 tuần.

NHNN hút ròng 35,106 tỷ VND thông qua nghiệp vụ thị trường mở – tháng

hút ròng thứ 4 liên tiếp. Trong tháng, NHNN có hoạt động bơm hút

vốn ròng xen kẽ giữa các tuần với 612 tỷ VND Reverse repo được phát hành,

trong khi giá trị đáo hạn đạt 918 tỷ VND. Bên cạnh đó, thanh khoản có dấu hiệu

dồi dào rõ nét hơn khi Ngân hàng Nhà nước cũng phát hành khối lượng lớn

203,131 tỷ VND tín phiếu hấp thụ một phần thanh khoản.

Thanh khoản trên thị trường Trái phiếu chính phủ (TPCP) sơ cấp và thứ cấp

tháng 5 khá ổn định. Trên thị trường sơ cấp, KBNN huy động được 11,936 tỷ

đồng (-5.09% MoM). Tỷ lệ đăng ký – gọi thầu tăng từ 2.08 lên 2.81 lần trong

khi tỷ lệ trúng thầu tăng nhệ lên mức 70.21%. Nhu cầu phát hành không đột

biến nên lợi suất các kỳ hạn hầu hết giữ nguyên. Như vậy, huy động TPCP của

KBNN trong tháng 5 hoàn thành 30% kế hoạch Quý 2 và lũy kế 5 tháng đầu năm

hoàn thành 36% kế hoạch năm.

Trên thị trường thứ cấp, giá trị giao dịch TPCP theo phương thức thông thường

và mua bán lại lần lượt đạt 86.1 và 90.2 nghìn tỷ đồng, +11.5% và -8.3% so với

tháng trước. Đường lợi suất trái phiếu giao động trong biên độ hẹp, với lợi suất

các kỳ hạn ngắn có xu hướng tăng nhẹ trong khi các kỳ hạn dài giảm nhẹ.

biến động chỉ số vĩ mô tháng 5 2019